Thông qua các sự kiện khác nhau trong suốt năm, mọi người cầu mong mùa màng năm tới bội thu, khỏe mạnh và thịnh vượng, hạnh phúc ngập tràn, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần của thiên nhiên.
Mối liên hệ giữa các sự kiện và ẩm thực
Người ta thường ăn những món ăn đặc biệt khác với thông thường trong các sự kiện và lễ hội theo mùa. Ví dụ, vào ngày đầu năm mới, Hinamatsuri (lễ hội búp bê Nhật Bản) và ngày trẻ em, mọi người thường chuẩn bị các bữa tiệc và thức ăn đặc biệt. Vào thời điểm giao mùa hoặc vào những thời khắc đặc biệt, khi dâng một bữa tiệc lên trời để tạ ơn những thức ăn mà con người đã ăn, mọi người thể hiện niềm mong ước hạnh phúc sẽ đến với mình. Ngoài ra, vào ngày diễn ra các sự kiện, mọi người có thể cùng nhau tận hưởng cảm giác hân hoan khi được ăn các món ăn theo mùa và cùng cảm nhận khoảnh khắc giao mùa.
Thần Đạo và mối liên hệ với bữa ăn của người Nhật
Lễ hội tại các đền thờ là một trong những sự kiện quan trọng nhất để tỏ lòng biết ơn các vị thần và gắn kết người dân trong khu vực. Sau lễ hội được tổ chức tại đền thờ, có một cuộc tụ họp gọi là “naorai”, nơi mọi người từ cộng đồng địa phương cùng nhau ăn uống. Naorai ban đầu mang ý nghĩa con người và thần linh sẽ hòa làm một, con người được thần linh bảo vệ bởi những người hầu nhận lễ vật cho thần linh. Hàng xóm hòa thuận với nhau và mối quan hệ của họ trở nên bền chặt hơn.
Ẩm thực gắn liền với lịch các sự kiện
Tùy thuộc vào mỗi địa phương, mà món ăn đặc trưng cho từng sự kiện khác nhau
- Tháng 1: Món ăn Zoni năm mới, cháo 7 loại thảo mộc, Oshiruko
- Tháng 2: Món đậu may mắn (lễ tiết phân)
- Tháng 3: Bánh Mochi vị hoa anh đào, Canh sò, Chirashizushi (Cơm Sushi)
- Xuân phân: Botamochi, Ohagi
- Lễ ngắm hoa anh đào: Cơm Bento, Dango
- Tháng 5: Ngày lễ trẻ em: Bánh nếp Kashiwa-mochi, Bekomochi, Sasamochi, Chimaki
- Tháng 7: Ngày lễ thất tịch: Soumen
- Cuối tháng 7, đầu tháng 8: Ngày nóng nhất trong năm: Lươn nướng
- Tháng 8: Lễ Obon: Soumen, Dango, Mochi
- Tháng 9: Ngày rằm tháng 8: Dango (Botamochi, Ohagi)
- Tháng 12: Đông Phân: Kabocha
- Giao thừa: Mì Soba
Các món ăn dịp năm mới
Vào ngày đầu năm mới, các món osechi với nhiều ý nghĩa khác nhau được chuẩn bị để cầu mong hạnh phúc. Các loại thực phẩm và ý nghĩa của chúng khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực. Bằng cách chào đón Toshigami-sama – người mang lại may mắn cho năm mới đến nhà và dùng bữa cùng gia đình, mọi người cầu mong 1 năm mới nhiều sức khỏe và vụ mùa bội thu. Vào các dịp đặc biệt này, mọi người dùng loại đũa iwaibashi (đũa may mắn) để ăn các món osechi (món ăn năm mới), ozoni (súp bánh gạo) và trong các lễ kỷ niệm như lễ cưới.
Ý nghĩa các thành phần của Osechi
- Kazunoko là món trứng cá trích. Mang ý nghĩa hi vọng gia đình bạn thịnh vượng, đông con
- Gomame: Vì những con cá nhỏ thường được sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp, mang ý nghĩa chúc một vụ mùa bội thu
- Đậu đen: Cầu mong sự nghiêm túc trong công việc và sức khỏe dồi dào
- Renkon: Mong 1 tương lai tươi sáng
- Tôm: Chúc sống lâu trăm tuổi
- Măng: Giống như cây măng mọc qua một đêm, trẻ con sẽ lớn lên nhanh chóng
Món Ozoni thay đổi tùy theo từng địa phương
Người ta nói rằng nguồn gốc của ozoni là món ăn được đun sôi và ăn sau khi hạ chiếc mochi kagami được dâng lên các vị thần vào ngày đầu năm mới. Có nhiều loại ozoni được làm bằng nguyên liệu địa phương.