Tại Nhật, mỗi mùa sẽ có những thực phẩm đặc trưng khác nhau. Sau đây, hãy cùng Minh Việt tìm hiểu về các loại thực phẩm trong mùa xuân, mùa hè cùng với mối liên hệ với thói quen ăn uống.
Thực phẩm tươi ngon theo mùa
Từ xa xưa, người Nhật đã có phong tục thưởng thức các món ăn theo mùa quanh năm. Thực phẩm theo mùa là thời điểm mà một mặt hàng thực phẩm cụ thể tươi và ngon hơn so với các thời điểm khác trong năm. Ngoài ra, các mặt hàng theo mùa thường được bày bán nhiều trên thị trường nên giá thường rẻ. Nó còn được gọi là “mùa thu hoạch cao điểm”.
- Mùa xuân (tháng 2 đến tháng 4) có các loại rau theo mùa như bắp cải, khoai tây, măng, chồi taranome, cải dầu và rau fuki (rau kim tâm hoặc cúc móng ngựa)…
- Mùa hè (tháng 5 đến tháng 7) có các loại rau theo mùa như: đậu nành (edamame), đậu bắp, bí ngô, dưa chuột, cà chua, cà tím và ớt xanh…
Thực phẩm theo mùa rất giàu chất dinh dưỡng
Trong 1 thí nghiệm, các nhà khoa học đã phân tích các giống bán chạy nhất và cà chua tươi nhất trong cửa hàng mỗi tháng tại 5 cửa hàng ở Tokyo và các vùng ngoại ô trong 1 năm. Khi so sánh về lượng carotene (một loại vitamin) có trong 100g cà chua, kết quả là có 528 μg carotene vào tháng 7 (mùa chính) và 241 μg vào tháng 11 (không phải mùa chính). Kết quả này cho thấy vào mùa chính, lượng carotene cao gấp đôi so với các thời điểm khác. Trung bình lượng carotene trong cả năm là 364 μg. Trong thí nghiệm này, ngoài cà chua, họ cũng đã phân tích tổng cộng 12 loại rau và trái cây như khoai tây, bí ngô, bắp cải, đậu xanh, cần tây, cà rốt, ớt xanh, bông cải xanh, rau bina, quả kiwi và xoài.
Rau và trái cây có mùa thu hoạch dài và có thể thu được quanh năm, nhưng điều quan trọng là phải chú ý khi nào là vào mùa và lên thực đơn theo mùa như thế nào.
Các chất dinh dưỡng bạn nên tích cực bổ sung vào mùa xuân
Để cải thiện quá trình lưu thông của cơ thể, bạn nên thử kết hợp các loại rau chứa vị đắng, chát và cay, vào bữa ăn của bạn với một lượng thích hợp hoặc dùng làm điểm nhấn. Đồng thời tích cực ăn các loại thực phẩm bổ sung vitamin cho cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều Tanin, Saponin, Tecpen
Đây đều là những chất quan trọng thiết yếu có trong 1 số loại thực vật như rau cần nước, rau udo, ớt Nhật, wasabi, rau fuki, cần tây. Các chất này giúp tăng chức năng giải độc của gan.
Vitamin nhóm B
Tác dụng: Cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng carbohydrate, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và hỗ trợ chức năng gan. Các thực phẩm có nhiều Vitamin nhóm B: thịt lợn, thịt gà, cá ngừ, cá hồi, hoa cải dầu, cải bruxen, cải cúc, nghêu, sò điệp, măng tây…
Vitamin A, C
Tác dụng: Các loại rau mùa xuân chứa rất nhiều vitamin A và C, do đó ăn rau cũng có thể được coi như 1 biện pháp đối phó với dị ứng phấn hoa vì nó làm tăng khả năng miễn dịch. Các thực phẩm có nhiều Vitamin A, C: hoa cải dầu, dâu tây, rau đay, cà rốt, cải xoong, đậu Hà Lan…
Chất xơ
Tác dụng: Cải thiện môi trường đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch, được sử dụng như 1 biện pháp trị táo bón khi đại tiện bị rối loạn do hệ thần kinh tự chủ có vấn đề. Các thực phẩm có nhiều chất xơ: măng, măng tây, bắp cải…
Allyl sunfua
Tác dụng: Đây là 1 chất có trong thực vật. Giúp hấp thụ vitamin B1 hiệu quả hơn. Các thực phẩm có nhiều Allyl sunfua: hành, nghêu, tỏi…
Thực phẩm lên men
Tác dụng: giúp chuẩn bị môi trường đường ruột tốt để cải thiện khả năng miễn dịch chống lại bệnh dị ứng phấn hoa. Ví dụ: dưa muối, natto, miso, sữa chua…