Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lượng phòng khám nha khoa vào năm 2020 là 68.088. Con số này vượt xa số lượng cửa hàng tiện lợi (combini) tính đến tháng 8/2023 là 55.810 cửa hàng.
Phòng khám nha khoa nhiều hơn cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi là một phần thiết yếu trong cuộc sống của người Nhật và được nhiều người sử dụng hàng ngày. Có một sự thật đáng ngạc nhiên số lượng phòng khám nha khoa tại Nhật còn nhiều hơn cả cửa hàng tiện lợi. Xét về mặt tiện lợi, các cửa hàng tiện lợi là nơi có thể mua đủ thứ và tiếp đón nhiều khách hơn các phòng khám nha khoa chỉ cung cấp dịch vụ điều trị nha khoa. Tuy nhiên, tại sao lại có nhiều phòng khám nha khoa như vậy?
Theo thông tin của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thì nha sĩ có thu nhập hàng năm là 8.104.000 yên (khoảng 1,3 tỉ đồng), hiện có 98.340 người đang theo nghề này, thời gian làm việc là 168 giờ/tháng (tức là không cần làm thêm giờ), mức lương tuyển dụng là 618.000 yên/tháng (100,9 triệu đồng) và tỉ lệ có việc làm là 3,27 lần trên toàn quốc.
Theo Khảo sát xu hướng cơ sở y tế (con số gần đúng tính đến cuối tháng 1 năm 2021) do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố, số lượng phòng khám nha khoa tính đến tháng 12/2020 được ghi nhận là 68.088. Trong khi đó, theo thống kê của Hiệp hội chuỗi nhượng quyền Nhật Bản, số lượng cửa hàng tiện lợi tính đến tháng 8/2023 là 55.810. Tức là các phòng khám nha khoa nhiều hơn 10.000 so với cửa hàng tiện lợi.
Nguyên nhân có nhiều phòng khám nha khoa
Trên thực tế, sở dĩ có nhiều phòng khám nha khoa như vậy là vì hình ảnh nha khoa của người Nhật và cách làm việc của các nha sĩ.
Tại Nhật, việc đến các bệnh viện lớn như bệnh viện đại học cần có giấy giới thiệu và phí khám ban đầu lớn nên người dân thường không đến thẳng các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, trong thời đại không có rào cản giữa các bệnh viện lớn và phòng khám tư nhân, nhiều bệnh nhân mong muốn được điều trị tại nơi có cơ sở vật chất tốt nhất có thể nên chuyện họ chọn khoa chuyên môn ở một bệnh viện lớn để khám bệnh không phải là hiếm.
Ngoài lựa chọn đến phòng khám, còn có lựa chọn đến “bệnh viện đa khoa”. Điều này cũng tương tự ở các khoa khác. Dù là tai mũi họng, nhi khoa hay nội khoa, người ta thường từ xa đến các bệnh viện lớn với lý do là bệnh viện lớn nên nếu có trục trặc gì thì có thể xét nghiệm ngay và bệnh viện lớn hơn cho phép người bệnh kiểm tra thêm các bệnh khác nếu có. Trên thực tế, bệnh nhân vẫn thường tìm đến các bệnh viện lớn ngay cả khi triệu chứng của họ có thể được điều trị thỏa đáng ở các phòng khám tư nhân.
Thế nhưng nha khoa là một sự tồn tại “không chính thống” đối với cả chuyên gia y tế và bệnh nhân. Ví dụ, khi người Nhật nghĩ mình bị đau răng, điều đầu tiên họ muốn làm là đến một phòng khám nha khoa gần nhà. Mặc dù nhiều bệnh viện đa khoa có khoa “nha khoa và phẫu thuật răng miệng” nhưng một số người thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của chúng. Nói cách khác, phòng khám nha khoa rất đặc biệt và việc đến phòng khám thay vì bệnh viện lớn đã trở nên phổ biến.
90% nha sĩ làm việc tại “phòng khám nha khoa”
Theo Sách trắng năm 2022 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc xuất bản, tính đến tháng 12/2020, có 107.443 người đang làm nha sĩ và khoảng 90% trong số họ làm việc ở phòng khám nha khoa chứ không phải bệnh viện. Trong số các nha sĩ này, 58.867 (khoảng 55%) mở phòng khám nha khoa của riêng mình và 32.922 (khoảng 31%) làm nhân nhưng đa số họ là nhân viên của các phòng khám nha khoa.
Hãy cùng xem top 5 tên thương tích và bệnh tật khi đến cơ sở y tế tại Nhật
Thứ tự | Tên bệnh | Tỉ lệ (%) |
1 | Bệnh về răng | 41.0 |
2 | Cao huyết áp | 20.0 |
3 | Viêm tai mũi họng cấp | 19.4 |
4 | Bệnh về mắt | 18.5 |
5 | Dị ứng phấn hoa | 12.5 |
Có thể thấy số lượt tư vấn điều trị nha khoa là cao nhất nên không có gì lạ khi có rất nhiều phòng khám nha khoa.
Phòng khám nha khoa kiếm được nhiều tiền hơn cửa hàng tiện lợi
Thực tế là dù có nhiều người đến khám răng nhưng nếu không có lãi thì sẽ phá sản. Tuy nhiên, số lượng phòng khám nha khoa vẫn ổn định như đã thấy trong Sách trắng năm 2022. Đây là bằng chứng cho thấy các phòng khám nha khoa có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn các cửa hàng tiện lợi. Vậy thực tế phòng khám nha khoa có lợi nhuận như thế nào?
Theo báo cáo của Khảo sát kinh tế y tế lần thứ 23 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố, doanh thu y tế hàng năm của các phòng khám nha khoa là 103.853.000 yên (khoảng 16,9 tỉ đồng). Với hơn 100 triệu yên mỗi năm, có thể nói rằng với tư cách là một tổ chức y tế thì phòng khám nha khoa đang kiếm được một số tiền đáng kể. Ngay cả khi nhìn vào chi phí tiền lương trung bình khá nhiều là 53.786.000 yên thì bản thân người quản lý phòng khám cũng phải kiếm được một số tiền đáng kể.
Một đặc điểm khác của nha khoa là nó có phạm vi rộng đáng ngạc nhiên. Ngoài việc kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát họ còn cung cấp nhiều loại hình điều trị khác, bao gồm thăm khám nha khoa và các phương pháp điều trị nha khoa thẩm mỹ như tẩy trắng răng. Nếu xét đến các phương pháp điều trị y tế tự chi trả như cấy ghép implant, nha khoa có thể nói là một ngành có lợi nhuận. Bằng cách này, ngay cả khi dân số dự kiến sẽ giảm trong tương lai, điểm mạnh của các phòng khám nha khoa là họ có thể dễ dàng duy trì quản lý ổn định bằng cách đáp ứng nhiều nhu cầu nha khoa khác nhau.
Thực trạng hiện nay tại Nhật là các phòng khám nha khoa có thể sinh lãi ngay cả khi có số lượng lớn hơn cửa hàng tiện lợi. Điều này là nhờ sự hài lòng của bệnh nhân dẫn đến doanh số bán hàng và là điều hiển nhiên trong xã hội tư bản. Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, các bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cộng đồng vẫn tiếp tục chìm trong cảnh báo thua lỗ và phá sản. Điều gì sẽ xảy ra với bảo hiểm điều trị y tế trong tương lai và điều gì sẽ xảy ra với chăm sóc y tế ở Nhật Bản?